Làm sao để cho con bú mà ngực không bị chảy xệ ?
Lượt xem: 795Ngực chảy xệ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể vừa cho con bú vừa nâng ngực chảy xệ nếu biết phương pháp.
Tham khảo dịch vụ : Nâng ngực nội soi – Nâng ngực chảy xệ
1. Sự thay đổi vòng 1 trong khi mang thai và cho con bú
Vùng ngực của phụ nữ chỉ bao gồm những mô mỡ và dây chằng làm nhiệm vụ giữ ngực nên dễ bị chảy xệ khi nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi. Khi mang thai các ống dẫn sữa phát triển mạnh, cùng với sự kích thích của tuyến yên và các hormone estrogen, progetogen khiến vùng ngực trở nên lớn hơn và giãn nở nhanh chóng. Tới giai đoạn cho con bú, các dây chằng ở ngực sẽ bị kéo giãn ra. Nếu sau khi cai sữa, dây chằng đàn hồi không tốt thì ngực dễ bị chảy xệ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cho con bú đúng cách, thì vấn đề “ngực chảy xệ” sẽ không còn là nỗi lo lắng thường trực nữa. Thậm chí bạn còn có thể giảm cân một cách tự nhiên bằng việc cho con bú.
2. Cho con bú đúng tư thế
Có rất nhiều người cho rằng việc cho con bú chính là nguyên nhân khiến ngực bị chảy xệ. Vì thế mà không ít chị em không dám cho con bú để giữ dáng. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế khoa học đã chứng minh rằng, nếu cho con bú đúng cách thì tình trạng ngực bị chảy xệ sẽ không xảy ra, thậm chí mẹ còn nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Để làm được điều này, quan trọng nhất là mẹ cần cho con bú đúng tư thế. Điều này không chỉ giúp vùng ngực của mẹ không bị chèn ép, các dây chằng giữ được độ đàn hồi cần thiết mà còn rất có lợi cho trẻ. Khi bú ở tư thế chuẩn, trẻ nhận được nhiều sữa hơn, tránh được nguy cơ bị ngạt và kích thích sữa mẹ tiết nhiều hơn. Theo các chuyên gia, tư thế cho con bú phù hợp nhất là người mẹ nên ngồi thaori mái trên ghế, đặt mặt bé hướng về phía bầu vú, đầu và hai chân của trẻ thẳng hàng, bụng bé áp sát vào mẹ. Mẹ dùng 1 tay giữ người bé, tay còn lại nâng bầu vú hướng về phía miệng con. Nếu mẹ mệt khi ngồi thì có thể nằm nghiêng và đặt con bên cạnh để bú. Tuy nhiên, trẻ nằm bú dễ bị sặc sữa nên mẹ cần hết sức lưu ý. Bên cạnh đó, trong trường hợp mẹ quá nhiều sữa thì nên vắt bớt ra và bảo quản cho con uống. Điều này cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho ngực để tránh tình trạng chảy xệ. Nếu sử dụng máy hút sữa, mẹ cần giữ bình hút và phễu hút thẳng, nâng phễu hút ngang với bầu ngực.
3. Cho con bú đều hai bên ngực
Mỗi bên bầu ngực là một cá thể tách biệt và không có mối liên hệ với nhau. Vì thế,bạn cần có sự chăm sóc đều cho cả hai bầu ngực. Nếu bạn giữ thói quen chỉ cho con bú một bên ngực thuận thì lâu dần ngực sẽ bị mất cân đối về kích thước giữa hai bên. Lời khuyên là bạn cần cho con bú đều cả hai bên bầu ngực.
Việc cho con bú đều cũng tốt cho sự phát triển của trẻ. Bởi nghiên cứu cho thấy những dòng sữa đầu tiên sẽ chứa đầy đủ dưỡng chất nhất, càng bú lâu thì sữa tiết ra càng nhiều nước và chất béo. Vì thế, mỗi bên bầu ngực mẹ chỉ nên cho con bú trong khoảng 10 phút rồi chuyển sang bên con lại. Như vậy, con sẽ luôn nhận được nguồn sữa bổ dưỡng nhất.
Thời gian cho con bú cũng không nên kéo dài quá lâu. Tốt nhất là 20 phút cho mỗi cữ bú, chia đều cả hai bên bầu vú. Đây là thời gian vừa đủ để bé bú no. Không nên để bé có thói quen ngậm đầu vú của mẹ lâu mà không bú. Như vậy trẻ dễ mắc chứng lười ăn mà ngực của mẹ lại phải chịu áp lực kéo căng lớn, rất dễ bị chảy xệ.
4. Mặc áo lót cho con bú đúng kích cỡ
Sau khi sinh vùng ngực của mẹ sẽ tăng kích thước đáng kể nên những chiếc áo ngực thông thường khó mà vừa được. Thêm nữa, vì một ngày trẻ thường bú nhiều cữ nên mẹ thường thích “thả rông” cho tiện lợi. Tuy nhiên, nếu không sử dụng áo ngực để nâng đỡ, thì ngực sẽ nhanh chóng chảy xệ dẫn tới tình trạng “ngực mướp”. Mặc áo ngực không đúng kích thước lại khiến ngực bị chèn ép quá mức. Do đó, chị em cần cẩn thận trong việc chọn áo ngực. Tốt nhất hãy sử dụng loại áo ngực chuyên dụng dành cho người đang cho con bú và lựa chọn kích thước áo thật vừa vặn với cơ thể.
Để không bị khó chịu và tắc sữa khi cho con bú, mẹ nên tránh những loại áo ngực có gọng, đặc biệt là gọng kim loại. Hiện này, rất nhiều nhãn hiệu áo ngực không sử dụng gọng nhưng vẫn có khả năng nâng đỡ tốt mà lại tạo sự thoải mái cho người dùng. Bạn cũng nên chọn loại áo ngực có chất liệu tốt, nên dùng loại cotton mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
5. Massage ngực thường xuyên
Việc massage ngực khi cho con bú là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp sữa nhanh về mà còn hỗ trợ nâng ngực chảy xệ, cải thiện vòng 1 hiệu quả. Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng một chiếc khăn nóng chườm bầu ngực để giãn tia sữa và các lỗ chân lông. Sau đó nhẹ nhàng dùng hai tay xoay tròn lấy bầu ngực từ 2 – 5 phút. Đợi sữa về rồi mới bắt đầu cho con bú. Sau khi bú xong, mẹ lại lấy khăn ướt lạnh chườm để co tia sữa lại.
6. Cai sữa đúng chiến thuật
Cai sữa là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ và cũng quyết định đến việc ngực của mẹ có chảy xệ hay không. Nếu cai sữa ở giai đoạn 4 đến 6 tháng, ngực của mẹ dễ bị chảy xệ nhất. Bởi đây là lúc nhu cầu bú của bé cao, nguồn sữa tiết ra nhiều nhất. Nếu ngừng cho con bú đột ngột dễ gây tình trạng tắc và ứ đọng sữa, gây áp lực lớn lên hai bầu ngực, kéo ngực chảy xệ xuống. Theo các chuyên gia thời điểm thích hợp nhất để cai sữa cho con là từ 1 năm rưỡi tới 2 năm. Lúc này lượng sữa đã giảm hẳn, các dây chằng có dần co lại một cách từ từ nên ngực của mẹ sẽ lấy lại được vẻ đẹp ban đầu.
7. Giảm cân từ từ
Chị em thường nóng lòng giảm cân càng nhanh càng tốt để mau lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, việc giảm cân quá đột ngột cũng là nguyên nhân khiến ngực nhỏ đi và chảy xệ. Bởi các mô và cơ bị co rút đột ngột, không kịp đàn hồi. Do đó, mẹ chỉ nên giảm cân một cách từ từ và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sữa. Trong quá trình giảm cân, mẹ không nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa chất béo hay cholesterol để tránh làm mất độ đàn hồi của da, dễ khiến làn da nhăn nheo. Bên cạnh đó, hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B và E để tăng cường độ đàn hồi cho da nhé.
8. Tập thể dục
Tập thể dục không những giúp vóc dáng của bạn trẻ trung cân đối hơn mà còn giúp săn chắc vòng 1. Bạn có thể tập các bài tập dưới đây:
Bài tập chống đẩy: Bạn nằm sấp, hai tay đặt trên sàn, rộng bằng vai, hai chân duỗi thẳng, mũi chân chống trên nền. Thắt chặt cơ bụng, dùng sức đẩy phần ngực lên cao, sao cho vuông góc với mặt đất, hai cánh tay thẳng. Giữ vị trí này trong 5 giây, sau đó từ từ hạ toàn bộ cơ thể xuống, cố gắng để phần ngực chạm xuống đất. Nghỉ ngơi trong 10 giây và tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần.
Bài tập đẩy tạ (hai quả tạ nhẹ): Bạn nằm ngửa trên bề mặt phẳng, lưng thẳng, chân cong, hai bàn chân chạm đất. Mỗi tay cầm một quả tạ tay nhẹ, khuỷu tay hơi uốn cong, đặt trên bề mặt phẳng và mở rộng ra hai bên, lòng bàn tay hướng vào nhau. Ở tư thế này, bạn bắt đầu thu hai tay lại và đưa lên cao sao cho hai tay chạm vào nhau, ngay phía trên ngực của bạn. Trở về tư thế ban đầu, thực hiện 20 lần.
Bài tập kéo căng: Bạn đứng thẳng, hai tay nắm lại với nhau và đặt phía sau đầu. Giữ lưng thẳng, ưỡn ngực ra phía trước đồng thời đẩy hai tay lên cao, đến khi bạn cảm thấy phần ngực căng ra và cánh tay vẫn thấy thoải mái. Giữ tư thế này trong 10 giây và sau đó lặp lại nhiều lần, tùy sức. Để tránh bị đau cơ khi tập, các mẹ không nên nâng tay quá cao vượt quá sự thoải mái của cánh tay.
Ý KIẾN PHẢN HỒI